ISO là gì? Nguồn gốc hình thành ISO?

Hà Đỗ
5 min readAug 24, 2021

Mỗi chúng ta sinh ra đều được cha, mẹ hoặc một ai đó thân thiết đặt cho mình một cái tên, cái tên đó đem khai sinh với cơ quan quản lý và được thừa nhận là hành trang, là định danh của mỗi chúng ta. Chẳng biết tự bao giờ, điều đó đã là hiện thực. Nhiều cá thể cùng làm một việc, hưởng chung một lợi ích thì tạo thành một tổ chức, ISO cũng thế, cũng có nguồn gốc của những người sáng lập. Vậy, câu hỏi ISO là gì, tên của nó bắt nguồn từ đâu? sứ mệnh để thực hiện những công việc gì?

Hình ảnh: Mẫu giấy chứng nhận ISO 9001:2015 tiếng Việt
Hình ảnh: Mẫu giấy chứng nhận ISO 9001:2015 tiếng Việt

ISO gì?

Tất cả trong tên gọi! Bởi vì ‘ ISO (viết tắt của: International Organization for Standardization) dịch qua tiếng Việt là: “Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hoặc Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa” và nó sẽ có các từ viết tắt khác nhau ở các ngôn ngữ khác nhau (IOS bằng tiếng Anh, OIN trong tiếng Pháp), những người sáng lập đã quyết định đặt cho nó ở dạng ngắn gọn là ISO. ISO có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ‘isos’, có nghĩa là bình đẳng. Dù ở quốc gia nào, bất kể ngôn ngữ nào, nó được viết tắt là ISO.

Sứ mệnh của ISO?

Có nhiều tài liệu khác nhau, trong bài viết này, chúng tôi xin trích dẫn đoạn giới thiệu của ISO là Thông qua các thành viên, ISO tập hợp các chuyên gia để chia sẻ kiến thức và phát triển các tiêu chuẩn tự nguyện, dựa trên nguyên tắc sự đồng thuận, phù hợp với thị trường nhằm hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp cho các thách thức toàn cầu. Vì vậy, Thông quá sứ mệnh ta có thể hiểu công việc chính của ISO là phát triển và ban hành tiêu chuẩn quốc tế làm cho các sản phẩm có tính tương thích, hoạt động tốt lẫn nhau, tiếp nữa là nhận biết các vấn đề an toàn của sản phẩm và dịch vụ cũng như chia sẻ những ý tưởng hay, các giải pháp, bí quyết công nghệ và thực hành quản lý tốt nhất.

Hình ảnh: Minh họa sứ mệnh của ISO

Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) mang lại lợi ích như thế nào?

Thứ nhất, đối với ngành công nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ được thừa nhận trên toàn cầu; dễ dàng gia nhập thị trường mới; tăng lợi nhuận bằng cách cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn và tương thích; giảm thiểu chi phí do không phát sinh việc làm lại và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn; hưởng lợi từ kiến thức và thực hành tốt của đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới.

Thứ hai, đối với cơ quan quản lý: Hài hòa các quy định giữa các quốc gia để thúc đẩy thương mại toàn cầu; gia tăng uy tín và tin cậy trong chuỗi cung ứng toàn cầu; giúp các quốc gia chuyên môn hóa và sử dụng nguồn lực bên ngoài.

Thứ ba, đối với xã hội: Nhiều lựa chọn hơn về các sản phẩm an toàn, đáng tin cậy và dịch vụ với giá cả cạnh tranh; Thực hành tốt nhất và phối hợp các hành động tại cấp độ tổ chức để giải quyết một cách tốt nhất những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Hình ảnh: Minh họa iso mang lại lợi ích gì?

Trên thế giới có mấy tổ chức ISO, tại sao ISO lại là duy nhất?

Câu trả lời nằm sẵn trong câu hỏi đã đặt ra, ISO là tổ chức duy nhất mang tên ‘ISO’ bởi vì:

Thứ nhất, mạng lưới toàn cầu của họ là các thành viên đến từ gần hết mọi quốc gia trên thế giới, theo số liệu được đăng tải trên trang iso.org thì hiện nay có 165 thành viên, trong đó Việt Nam thì Tổng cục Tiêu chuẩn Chất lượng là đại diện tham gia thành viên của ISO;

Thứ hai là nhãn hiệu của ISO được nhận biết và công nhận trên toàn cầu; t

Thứ ba, họ đã xuất bản các tiêu chuẩn phục vụ các nhu cầu khác nhau của thế giới, theo thống kê hiện nay đã ban hành 23850 tiêu chuẩn được thực hiện bởi 794 ủy ban kỹ thuật và các tiểu ban phụ trách; thứ 4, nguyên tắc là việc dựa trên sự đồng thuận, họ làm việc với hơn 700 tổ chức và hàng 100.000 chuyên gia trên mọi lĩnh vực. Đồng thời, ISO cũng là đối tác của các tổ chức tiêu chuẩn hóa khác như Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC- International Electrotechnical Commission ), Liên minh viễn thông quốc tế (ITU- International Telecommunication Union) và là đối tác chiến lược của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO- World Trade Organization) để thúc đẩy thương mại tự do và công bằng.

Hình ảnh: Minh họa các tiêu chuẩn ISO phổ biến

Các tiêu chuẩn ISO phổ biến đã được ISO xây dựng và ban hành

Đầu tiên, phải kể đến bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 với các tiêu chuẩn phổ biến: và các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng cho các lĩnh vực như: Hệ thống quản lý chất lượng trang thiế bị y tế-ISO 13485:2016, Hệ thống quản lý chất lượng lĩnh vực giáo dục và đào tạo — ISO 21001:2018, lĩnh vực phần mềm…;

Thứ 2, là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường ISO 14000

Thứ 3, là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ;

>>Xem thêm: chứng nhận iso 22000 — Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Thứ 4, Bộ tiêu chuẩn về hệ thống bảo mật an toàn thông tin ISO 27000, các tiêu chuẩn khác như ISO 20000 về lĩnh vực dịch vụ an toàn thông tin, hệ thống đảm bảo kinh doanh liên tục — ISO 22301;

>>Xem thêm: Dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 27001 — Hệ thống quản lý an toàn thông tin

Thứ 5, Bộ hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp-ISO 45001:2018;

Ngoài ra có thể kể tới hệ thống quản lý năng lượng — ISO 50001, hệ thống đổi mới và sáng tạo- ISO 56000…Đây là những bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới, đồng thời ISO cũng ban hành hàng vạn các tiêu chuẩn liên quan tới đặc tính sản phẩm, phương pháp thử, các hướng dẫn, …

--

--